BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢ NĂM ĐỊA 11 CÁNH DIỀU (MS: 62 W)

Tải file
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢ NĂM ĐỊA 11 CÁNH DIỀU (MS: 62 W)
Ngày đăng: 25/12/2023 08:27 PM

SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

Zalo hỗ trợ tải tài liệu nhanh 0911121893 (mã tài liệu: W:62)

 

1. Nhận biết                         

Câu 1. Nhóm nước phát triển chủ yếu có

A. thu nhập bình quân đầu người cao.                  B. tỉ trọng của địch vụ trong GDP thấp.

C. chỉ số phát triển con người còn thấp.               D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất lớn.

Câu 2: Nhóm nước đang phát triển chủ yếu có

A. thu nhập bình quân đầu người rất cao.             B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP rất cao.

C. chỉ số phát triển con người chưa cao.               D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất nhỏ bé.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhóm nước phát triển?

A. GNI bình quân đầu người cao.                         B. Đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa.

C. Chỉ số phát triển con người cao.                      D. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP toàn cầu.

Câu 4: Các nước đang phát triển có đặc điểm là

A. GNI bình quân đầu người rất cao.                   B. đã phát triển mạnh nền kinh tế tri thức.

C. chỉ số phát triển con người rất cao.                  D. trình độ phát triển kinh tế chưa cao.

Câu 5: Khu vực nào sau đây có GNI/người cao nhất?

A. Đông Á.                    B. Trung Đông.              C. Bắc Mỹ.                     D. Đông Âu.

Câu 6: Khu vực nào sau đây có GNI/người thấp nhất?

A. Tây Âu.                     B. Bắc Mỹ.                     C. Trung Phi.                  D. Bắc Á.

Câu 7: Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp.             B. Nông nghiệp.             C. Dịch vụ.                     D. Lâm nghiệp.

Câu 8: Dựa vào các tiêu chí chủ yếu nào sau đây để phân chia thế giới thành các nhóm nước?

A. Thu nhập bình quân, cơ cấu ngành kinh tế, chỉ số phát triển con người.

B. Thu nhập bình quân, đầu tư ra nước ngoài, chỉ số phát triển con người.

C. Cơ cấu ngành kinh tế, chỉ số phát triển con người, đầu tư ra nước ngoài.

D. Chỉ số phát triển con người, cơ cấu ngành kinh tế và sức mạnh quân sự.

Câu 9: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.        B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.            D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?

A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.               B. Công nghiệp và xây dựng giảm nhanh.

C. Tỉ trọng ngành dịch vụ giảm nhanh.                 D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.

2. Thông hiểu trannidhsp@gmail.com

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với các nước đang phát triển?

A. GNI bình quân đầu người chưa cao.                B. Chỉ số phát triển con người đều thấp.

C. Đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa.       D. Có tốc độ phát triển kinh tế khá cao.

Câu 2: Các nước phát triển có đặc điểm là

A. GNI bình quân đầu người thấp.                       B. Chỉ số phát triển con người thấp.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm.                     D. chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Câu 3: Các quốc gia đang phát triển thường

A. đang đẩy mạnh công nghiệp hóa.                     B. có nền công nghiệp phát triển rất sớm.

C. GNI bình quân đầu người rất cao.                   D. tuổi thọ trung bình của người dân cao.

Câu 4: Các nước đang phát triển thường có GNI/người ở mức

A. cao, trung bình cao và trung bình thấp.            B. thấp, trung bình thất và rất cao.

C. trung bình cao, trung bình thấp và thấp.          D. trung bình thấp, cao và rất cao.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?

A. Nông - lâm - ngư có xu hướng giảm.               B. Công nghiệp và xây dựng giảm nhanh.

C. Tỉ trọng dịch vụ có biến động lớn.                   D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.

Câu 6: Để nâng cao trình độ phát triển kinh tế, các nước đang phát triển hiện nay tập trung đẩy mạnh

A. công nghiệp hóa.       B. đô thị hóa.                  C. xuất khẩu.                  D. dịch vụ.

Câu 7: Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?

A. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.

B. Hậu quả kéo dài của chiến tranh và xung đột.

C. Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nhóm nước.

D. Sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội giữa các nước.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là của đa số các nước đang phát triển?

A. GNI/người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, tỉ lệ dân đô thị rất cao.

B. GNI/người chưa cao, chỉ số HDI chưa cao, cơ cấu dân số trẻ.

C. GNI/người rất cao, chỉ số HDI rất thấp, tỉ lệ gia tăng dân số cao.

D. GNI/người chưa cao, chỉ số HDI ở mức cao, tỉ lệ dân đô thị thấp.

Câu 9: Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. Châu Âu.                   B. Châu Á.                     C. Châu Mĩ.                   D. Châu Phi.

Câu 10: Chỉ số phát triển con người (HDI) được xác định dựa vào các tiêu chí nào sau đây?

A. Sức khỏe, giáo dục và thu nhập.                      B. Sự hài lòng với thực tế cuộc sống.

C. Tuổi thọ trung bình, sự bình đẳng.                   D. Tỉ lệ giới tính, cơ cấu của dân số.

Câu 11: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do

A. môi trường sống thích hợp.                              B. chất lượng cuộc sống cao.

C. nguồn gốc gen di truyền.                                  D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

Câu 12: Nhận xét đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước phát triển là

A. trình độ phát triển kinh tế cao, tuổi thọ trung bình thấp, chỉ số HDI ở mức cao.

B. trình độ phát triển kinh tế cao, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

C. trình độ phát triển kinh tế thấp, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức cao.

D. trình độ phát triển kinh tế thấp, tuổi thọ trung bình cao, chỉ số HDI ở mức thấp.

Câu 13: Ngành thu hút nhiều lao động và đóng góp phần lớn cho thu nhập quốc dân ở các nước phát triển là

A. dịch vụ.                                                             B. công nghiệp.

C. nông nghiệp.                                                     D. thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

Câu 14: Điểm khác biệt trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là

A. tỉ trọng khu vực III rất cao.                              B. tỉ trọng khu vực II rất thấp.

C. tỉ trọng khu vực I còn cao.                               D. tỉ trọng khu vực III thấp.

3. Vận dụng

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh các nước đang phát triển với các nước phát triển?

A. GNI bình quân đầu người thấp hơn nhiều.      B. trình độ phát triển kinh tế cao hơn nhiều.

C. chỉ số chất lượng cuộc sống (HDI) cao.           D. dịch vụ có tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

Câu 2: Các nước phát triển khác với các nước đang phát triển là

A. gia tăng tự nhiên dân số thấp.                          B. cơ cấu dân số trẻ, lao động đông.

C. tuổi thọ thấp, tỉ suất tử lớn.                              D. tốc độ tăng dân số hàng năm lớn.

Câu 3: Giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển hiện nay là

A. tăng cường lực lượng lao động.                       B. thu hút đầu tư nước ngoài.

C. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.                               D. tập trung khai thác tài nguyên.

Câu 4: Các nước đang phát triển so với các nước phát triển thường có

A. chỉ số HDI vào loại rất cao.                              B. tỉ lệ người biết chữ rất cao.

C. tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.                            D. tuổi thọ trung bình rất thấp.

Câu 5: Các nước phát triển so với các nước đang phát triển thường có

A. tỉ lệ người biết chữ rất thấp.                             B. chỉ số HDI vào loại rất cao.

C. tỉ lệ gia tăng dân số còn lớn.                            D. tuổi thọ trung bình khá thấp.

Câu 6: Biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển không bao gồm

A. Tăng trưởng kinh tế chưa ổn định.                   B. GNI bình quân đầu người thấp.

C. tập trung chủ yếu ở châu Phi.                           D. chủ yếu có chỉ số HDI chưa cao.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là

A. thành phần dân tộc và tôn giáo.                       B. quy mô và cơ cấu dân số.

C. trình độ khoa học - kĩ thuật.                             D. nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 8: Nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt về cơ cấu kinh tế theo ngành do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. trình độ phát triển kinh tế.                                B. phong phú về tài nguyên.

C. sự đa dạng về chủng tộc.                                  D. phong phú nguồn lao động.

Câu 9: Sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triển có đặc điểm cơ bản nào sau đây?

A. Sử dụng ít lao động nhưng có tỉ lệ đóng góp vào GDP cao.

B. Sử dụng nhiều lao động và có tỉ lệ đóng góp vào GDP cao.

C. Sử dụng ít lao động và có tỉ lệ đóng góp vào GDP rất nhỏ.

D. Sử dụng nhiều lao động nhưng có tỉ đóng góp vào GDP nhỏ.

4. Vận dụng cao

Câu 1: Phát biểu nào sau đây thể hiện việc các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các nước đang phát triển?

A. Chiếm tỉ trọng lớn giá trị xuất khẩu của thế giới.

B. Tỉ trọng của khu vực kinh tế dịch vụ chưa cao.

C. Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng rất nhanh.

D. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế ở mức rất cao.

Câu 2: Sự thay đổi trong cơ cấu các ngành công nghiệp của nhóm nước phát triển là do yêu cầu

A. tạo ra một khối lượng lớn các sản phẩm công nghiệp.

B. tạo ra những sản phẩm công nghiệp có chất lượng tốt.

C. tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu và hạn chế ô nhiễm.

D. cạnh tranh với sản phẩm của các nước đang phát triển.

Câu 3: Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là do

A. dân số đông và còn tăng nhanh.                       B. truyền thống sản xuất lâu đời.

C. trình độ phát triển kinh tế thấp.                        D. kĩ thuật canh tác còn lạc hậu.

Câu 4: Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của các nước phát triển là

A. phát triển các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động.

B. sản xuất công nghiệp chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

C. phát triển mạnh các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ.

D. chỉ tập trung vào việc phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn.

Câu 5: Các nước đang phát triển cần chú ý vấn đề chủ yếu nào sau đây trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.

B. Sử dụng tốt lao động và tài nguyên ở trong nước.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và đủ tiện nghi.

D. Khai thác tốt nguồn lực của mỗi vùng trong nước.

Câu 6: Xu hướng thay đổi cơ cấu công nghiệp của nước đang phát triển là

A. áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.

B. sản xuất khối lượng sản phẩm công nghiệp rất lớn.

C. sản xuất sản phẩm công nghiệp với chất lượng cao.

D. đẩy mạnh các ngành mũi nhọn hướng ra xuất khẩu.

TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

1. Nhận biết

Câu 1: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới không phải về

A. kinh tế.                      B. văn hóa.                     C. khoa học.                   D. chính trị.

Câu 2: Hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế là

A. tăng cường sự hợp tác quốc tế nhiều mặt.       B. phát triển nhanh chuỗi liên kết toàn cầu.

C. gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo.          D. thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Câu 3: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có

A. chung mục tiêu và lợi ích phát triển.                B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều.

C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.            D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.

Câu 4: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về

A. hàng hóa, dịch vụ, công nghệ.                          B. thương mại, tài chính, quân sự.

C. tài chính, giáo dục và chính trị.                        D. giáo dục, chính trị và sản xuất.

Câu 5: Tác động tích cực của của toàn cầu hóa không phải là

A. tăng cường sự hợp tác về kinh tế và văn hóa giữa các nước.

B. đẩy nhanh đầu tư và khai thác hiệu quả khoa học, công nghệ.

C. thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

D. thúc đẩy quá trình đô thị hóa tự phát ở nước đang phát triển.

Câu 6: Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

A. tự do hóa thương mại được mở rộng.              B. cần giữ vững tính tự chủ về kinh tế.

C. hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi.             D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới.

Câu 7: Các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù trên thế giới thường được thành lập bởi các quốc gia có

A. nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.        B. sự phát triển kinh tế - xã hội đồng đều.

C. tổng thu nhập quốc gia tương tự nhau.            D. lịch sử phát triển đất nước giống nhau.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về xu hướng toàn cầu hóa?

A. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

B. Quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt.

C. Có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của kinh tế - xã hội thế giới.

D. Liên kết giữa các quốc gia từ nền kinh tế đến văn hóa, khoa học.

2. Thông hiểu

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây không phải của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.              B. Các công ty đa quốc gia có vai trò lớn.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.             D. Các quốc gia gần nhau lập các tổ chức.

Câu 2: Biểu hiện của thương mại thế giới phát triển mạnh là

A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu mở rộng toàn thế giới.

B. đầu tư nước ngoài tăng rất nhanh, nhất là lĩnh vực dịch vụ.

C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng rất lớn.

D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rất rộng.

Câu 3: Biểu hiện của việc tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu là

A. mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu được mở rộng.

B. các tiêu chuẩn thống nhất áp dụng trên nhiều lĩnh vực.

C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng lớn.

D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

Câu 4: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là

A. trao đổi học sinh, sinh viên thuận lợi giữa nhiều nước.

B. tăng cường hợp tác về văn hóa, văn nghệ và giáo dục.

C. đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc.

D. tiêu chuẩn toàn cầu ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Câu 5: Biểu hiện của việc phát triển nhanh mạng lưới tài chính toàn cầu là

A. việc di chuyển các luồng vốn quốc tế diễn ra thuận lợi

B. các tiêu chuẩn toàn cầu ngày càng được áp dụng rộng rãi.

C. vai trò của Tổ chức Thương mại thế giới ngày càng lớn.

D. các công ti xuyên quốc gia hoạt động với phạm vi rộng.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với các công ty xuyên quốc gia?

A. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.       B. Sở hữu nguồn của cải vật chất lớn.

C. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.        D. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

Câu 7: Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Ngân hàng thế giới (WBG).

B. Liên minh châu Âu (EU).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Câu 8: Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Liên minh châu Âu (EU).

B. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Câu 9: Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?

A. Ngân hàng thế giới (WBG).

B. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Câu 10: Sự ra đời của tổ chức nào sau đây là biểu hiện của khu vực hóa kinh tế?

A. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).                             B. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

C. Ngân hàng thế giới (WBG).                             D. Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Câu 11: Khu vực hóa kinh tế không dẫn đến

A. tạo điều kiện và cơ hội để gắn kết trong khu vực.

B. xây dựng môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

C. góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

D. xung đột và cạnh tranh giữa các khu vực với nhau.

Câu 12: Các công ty xuyên quốc gia có đặc điểm nào sau đây?

A. Số lượng có xu hướng ngày càng giảm.

B. Phạm vi hoạt động trong một khu vực.

C. Nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn.

D. Chi phối hoạt động chính trị của nhiều nước.

Câu 13: Hệ quả quan trọng nhất của toàn cầu hóa kinh tế là

A. đẩy nhanh đầu tư.                                             B. xóa đói giảm nghèo.

C. giao lưu, học tập.                                              D. tăng trưởng kinh tế.

Câu 14: Hệ quả quan trọng nhất của khu vực hóa kinh tế là

A. tăng trưởng và phát triển kinh tế.

B. tăng cường tự do hóa thương mại.

C. đầu tư phát triển dịch vụ và du lịch.

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!