GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 HK I CÁNH DIỀU

Tải file
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ 11 HK I CÁNH DIỀU
Ngày đăng: 09/11/2023 07:28 PM

Zalo hỗ trợ tải tài liệu nhanh 0911121893 (mã tài liệu: W:01)            Giáo án địa lí 11 – cd HK1

 

Ngày soạn: …. /…. /….

 

PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

TIẾT 1. BÀI 1. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

- Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước.

- Phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

- Thu thập được tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguồn khác nhau.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ,…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

 + Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được bản đồ để xác định được sự phân bố các nhóm nước trên thế giới theo trình độ phát triển và giải thích nguyên nhân.

 + Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Phát hiện và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới.

 - Tìm hiểu địa lí:

 + Sử dụng các công cụ địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ,…

 + Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 + Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về sự phân chia các nhóm nước trên thế giới.

 + Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về quá khứ cũng như hiện tại phát triển của đất nước.

- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa cá nhân.

- Chăm chỉ: Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS nhận diện được một số đặc điểm cơ bản của nhóm nước phát triển và đang phát triển.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Xem video và cho biết suy ngẫm của mình về các quốc gia trên thế giới.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trình chiếu video và cho HS chơi trò chơi “Vượt qua thử thách”, HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi và có 30 giây suy ngẫm sau đó trả lời câu hỏi.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Mở đầu: Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành nhiều nhóm nước khác nhau dựa theo các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Vậy những chỉ tiêu nào được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển? Các nhóm nước có sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về các nhóm nước

a) Mục tiêu: HS phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển và nước đang phát triển với các chỉ tiêu về thu nhập bình quân (tính theo GNI/người); cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo cặp để hoàn thành yêu cầu.

* Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy trình bày về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI của các nhóm nước.

BẢNG 1.1. GNI/NGƯỜI, CƠ CẤU GDP VÀ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2020

Chỉ tiêu

 

Nhóm nước

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Ca-na-đa

Cộng hòa

Liên bang Đức

Bra-xin

In-đô-nê-xi-a

GNI/người (USD/người)

43 540

47 520

7 800

3 870

Cơ cấu GDP (%)

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1,7

0,7

5,9

13,7

Công nghiệp, xây dựng

24,6

26,5

17,7

38,3

Dịch vụ

66,9

63,3

62,8

44,4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

6,8

9,5

13,6

3,6

HDI

 

0,931

0,944

0,758

0,709

 

 (Nguồn: WB, UN, 2020)

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. CÁC NHÓM NƯỚC

* Các nước trên thế giới được phân chia thành nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

* Việc phân chia đó thường được dựa vào các chỉ tiêu: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người):

+ Là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia.

+ Có 4 mức là: thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội, thể hiện trình độ phát triển khoa học công nghệ, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,...

+ Được chia thành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ.

- Chỉ số phát triển con người (HDI):

+ Phản ánh sức khỏe, giáo dục và thu nhập của con người.

+ Là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

- Có 4 mức là: rất cao, cao, trung bình và thấp.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 08 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau.

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu sự khác biệt về kinh tế - xã hội của các nhóm nước

a) Mục tiêu: HS trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.

BẢNG 1.2. GDP, TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2021

Nhóm nước

Chỉ tiêu

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Ca-na-đa

Cộng hòa

Liên bang Đức

Bra-xin

In-đô-nê-xi-a

GDP (tỉ USD)

1 990,8

4 223,1

1 609,0

1 186,1

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

4,6

2,9

4,6

3,7

 

 (Nguồn: WB, 2022)

BẢNG 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2020

Nhóm nước

 

 

Chỉ tiêu

Nước phát triển

Nước đang phát triển

 

Ca-na-đa

Cộng hòa

Liên bang Đức

Bra-xin

In-đô-nê-xi-a

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

0,2

-0,3

0,7

1,1

Cơ cấu dân số (%)

Từ 0 đến 14 tuổi

15,8

14,0

21,0

25,9

Từ 15 đến 64 tuổi

66,1

64,0

70,0

67,8

Từ 65 tuổi trở lên

18,1

22,0

9,0

6,3

Tuổi thọ trung bình (năm)

81,7

80,9

76,1

71,9

Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên (năm)

13,8

14,1

8,1

8,6

Tỉ lệ dân thành thị (%)

81,6

77,5

87,1

56,6

             
 

 (Nguồn: UN, 2022)

* Nhóm 1, 3: Trình bày sự khác biệt về kinh tế của các nhóm nước qua hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Chỉ tiêu

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Quy mô

 

 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

 

 

Cơ cấu kinh tế

 

 

Trình độ phát triển kinh tế

 

 

 

* Nhóm 2, 4: Trình bày sự khác biệt về một sô khía cạnh xã hội của các nhóm nước qua hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH XÃ HỘI GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI

Chỉ tiêu

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Dân cư và đô thị hóa

 

 

Giáo dục và y tế

 

 

 

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC

1. Về kinh tế

Chỉ tiêu

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Quy mô

- Quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu

- Quy mô kinh tế nhỏ hơn và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

- Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh.

Cơ cấu kinh tế

- Tiến hành công nghiệp hóa từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng tăng.

Trình độ phát triển kinh tế

- Cao

- Thấp hơn.

 

2. Về xã hội

Chỉ tiêu

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Dân cư và đô thị hóa

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

- Cơ cấu dân số già.

- Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ sớm.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao và đã có xu hướng giảm.

- Cơ cấu dân số trẻ và đang già hóa.

- Trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh.

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

- Chất lượng cuộc sống ở mức cao và trung bình, một số nước vẫn ở mức thấp.

Giáo dục và y tế

- Giáo dục và y tế phát triển.

- Tuổi thọ trung bình cao.

- Giáo dục và y tế nhiều tiến bộ.

- Tuổi thọ trung bình tăng.

 

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Lập bảng tóm tắt sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Gợi ý:

Sự khác nhau về kinh tế và xã hội của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển:

Nội dung

Nhóm nước phát triển

Nhóm nước đang phát triển

Kinh tế

Quy mô

- Quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu

- Quy mô kinh tế nhỏ hơn và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

- Nhiều nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh.

Cơ cấu kinh tế

- Tiến hành công nghiệp hóa từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp.

- Chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng tăng.

Trình độ phát triển kinh tế

- Cao

- Thấp hơn.

Xã hội

Dân cư và đô thị hóa

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

- Cơ cấu dân số già.

- Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ sớm.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Chất lượng cuộc sống ở mức cao và rất cao.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao và đã có xu hướng giảm.

- Cơ cấu dân số trẻ và đang già hóa.

- Trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh.

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp.

- Chất lượng cuộc sống ở mức cao và trung bình, một số nước vẫn ở mức thấp.

Giáo dục và y tế

- Giáo dục và y tế phát triển.

- Tuổi thọ trung bình cao.

- Giáo dục và y tế nhiều tiến bộ.

- Tuổi thọ trung bình tăng.

 

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Thu thập tư liệu từ các nguồn khác nhau về GNI/người và HDI của ít nhất một nước đang phát triển và một nước phát triển trong giai đoạn hiện nay.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Ví dụ: (*) Tham khảo:

GNI/NGƯỜI VÀ HDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Nhóm nước

Chỉ tiêu

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Nhật Bản

Việt Nam

GNI/người (USD) - Năm 2020

42,460

8 200

HDI - Năm 2021

0,925

0,703

Nguồn: https://vi.wikipedia.org

 

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu và thảo luận.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.

4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

I. Toàn cầu hóa kinh tế

II. Khu vực hóa kinh tế

 

 

 

 

 

Ngày soạn: …. /…. /….

 

TIẾT 2-3. BÀI 2. TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ

    

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

- Phân tích được ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

- Phân tích được ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

+ Biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, bản đồ,…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

  + Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Giải thích được xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

 - Tìm hiểu địa lí:

 + Sử dụng các công cụ địa lí: Biết đọc và sử dụng bản đồ..

 + Biết khai thác Internet phục vụ trong việc học tập môn Địa lí.

 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

 + Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

 + Vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến xu thế, nguyên nhân và hệ quả của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Quan tâm đến mối quan hệ hài hòa với những người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức xây dựng và thực hiện kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS liên hệ kiến thức thực tiễn của bản thân về toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi.

* Câu hỏi: Theo dõi video và cho biết những vai trò cơ bản của toàn cầu hóa.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã được học và trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu video, yêu cầu HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Mở đầu: Toàn cầu hóa, khu vực hóa là xu thế tất yếu trên thế giới và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia, khu vực. Vậy toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có những biểu hiện, hệ quả như thế nào và ảnh hưởng ra sao đối với các nước trên thế giới?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.

BẢNG 2. TRỊ GIÁ THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1990-2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

Chỉ tiêu

1990

2000

2010

2019

2020

Trị giá thương mại

8 766,0

16 038,5

37 918,9

49 140,0

44 071,3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

225,0

1 400,0

1 356,6

1 523,0

998,9

 

(Nguồn: WB, 2022)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực trên toàn thế giới về hàng hóa, dịch vụ. công nghệ, vốn, lao động,... Từ đó, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế nhằm hướng tới nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.

1. Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

- Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động,... giữa các quốc gia ngày càng trở nên dễ dàng, phạm vi được mở rộng.

- Các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết,...

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới.

- Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

Em có biết?

Tính đến năm 2020, trên thế giới có khoảng 80 000 công ty xuyên quốc gia với hơn 500 000 chi nhánh. Các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới.

(Nguồn: Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, 2021)

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo cặp để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc theo cặp trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các cặp báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

a) Mục tiêu: HS trình bày được các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế và ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.

* Nhóm 1, 3: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày các hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế.

* Nhóm 2, 4: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

Tích cực

Tiêu cực

- Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

- Làm gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực.

- Làm xuất hiện và nhân rộng các mạng lưới liên kết.

- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

- Đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế,...

3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

a) Tích cực

b) Tiêu cực

- Cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng thị trường quốc tế;...

- Cải thiện mức sống cho người dân và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách để tiếp cận thị trường; cải cách kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư…

- Làm gia tăng sự bất bình đẳng.

- Gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

- Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về khu vực hóa kinh tế

a) Mục tiêu: HS trình bày được các biểu hiện, hệ quả của khu vực hóa kinh tế, phân tích được ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, SGK, làm việc theo nhóm để hoàn thành yêu cầu.

* Nhóm 1, 4: Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày các biểu hiện của khu vực hóa kinh tế.

* Nhóm 2, 5: Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày các hệ quả của khu vực hóa kinh tế.

* Nhóm 3, 6: Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ảnh hưởng của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong mỗi khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế

- Ngày càng có nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn như.

- Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau.

 

Em có biết?

Khối trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) ra đời vào năm 1991 với mục đích thúc đẩy tự do hóa thương mại và phát triển kinh tế các nước thành viên. Hội nghị Cấp cao MERCOSUR lần thứ 34 (năm 2007) đã ra Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tăng cường đoàn kết, hợp tác và liên kết trong khối nhằm đưa MERCOSUR trở thành một công cụ thúc đẩy các nước thành viên phát triển bền vừng, hội nhập tốt kinh tế toàn cầu.

 (Nguồn: https: //nhandan.vn)

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

Tích cực

Tiêu cực

- Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

- Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội.

- Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

Làm xuất hiện các vấn đề cần quan tâm đối với mỗi quốc gia như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực,...

3. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

- Thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

- Có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững, giải quyết các vấn đề chung của khu vực.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!