NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN (MS: 28 W)

Tải file
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI LÀNG GỐM THANH HÀ – HỘI AN (MS: 28 W)
Ngày đăng: 24/11/2023 09:16 PM

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Lý do chọn đề tài.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, với nền kinh tế đang trên đà phát triển làm cho cuộc sống của con người luôn không ngừng được cải thiện và nâng cao. Khi đó các nhu cầu cơ bản thường ngày dần dần được đáp ứng đầy đủ, thì sẽ xuất hiện những nhu cầu cao cấp hơn để thoả mãn bản thân họ và một trong số đó chính là nhu cầu đi du lịch, nghỉ dưỡng. Đi du lịch chính là hoạt động cấp cao của con người, nó thể hiện họ đã được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống và họ muốn được trải nghiệm một nhu cầu thuộc đẳng cấp cao hơn.

Hiện nay, du lịch Việt Nam ngày càng phát triển mạnh với nhiều loại hình du lịch vô cùng đa dạng, trong đó du lịch làng làng nghề đang trở thành hướng đi mới đầy triển vọng cho du lịch đia phương nói riêng và cả du lịch Việt Nam nói chung.  Nước ta là một đất nước có nền văn minh lúa nước gắn liền với các làng nghề truyền thống, với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đa dạng được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Thế nên phát triển du lịch làng nghề là một phương hướng phát triển du lịch hợp lý với tiềm năng sẵn có của dân tộc. Các làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc qua hàng ngàn năm thăng trầm, là nơi ghi dấu những nét đặc sắc, tinh hoa, văn hoá nghệ thuật và tạo nên nét đặc trưng riêng của mỗi làng nghề, mỗi vùng miền khác nhau. Khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S đâu đâu cũng có các làng nghề thủ công, và mỗi làng nghề lại sản xuất một mặt hàng thủ công truyền thống khác nhau, không nơi nào giống nơi nào và mang tính đơn nhất. Phát triển du lịch làng nghề không những sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mà còn là hình thức quảng bá, giới thiệu những hình ảnh sống động, chân thực của cuộc sống và con người Việt Nam rộng rãi đến bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống theo hướng du lịch cũng mang lại hiệu kép: vừa gìn giữ, bảo tồn và phát huy được tốt nhất các giá giá trị văn hoá đặc sắc của làng nghề truyền thống, vừa mang lại lợi ích phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Có thể nói các làng nghề truyền thống ở Hội An là một bộ phận rất quan trọng và không thể tách rời khởi kho tàng di sản văn hóa Hội An. Chúng là sự kết tinh của quá trình lao động đầy sáng tạo, năng động của các tầng lớp cư dân kế tục nhau trên mảnh đất Hội An. Theo thống kê thì hoạt động nghề truyền thống ở Hội An rất nhộn nịp với khoảng hơn 50 nghề tập trung vào 4 nhóm gồm: thủ công mỹ nghệ, dịch vụ khai thác, chế biến gia công và nhóm nghề đặc biệt. Ngày nay với sự phát triền của lịch thì một số làng nghề nổi tiếng ở Hội An đã tham gia vào phát triển du lịch trong số đó phải kể đến Làng Gốm Thanh Hà. Làng gốm nằm bên dòng sông Thu Bồn thanh bình cùng với 500 năm hình thành và phát triển đã tạo nên tên tuổi của một vùng. Thành phố Hội An phát triển du lịch làng nghề truyền thống theo hướng giữ gìn nguyên vẹn cảnh quan, không gian sinh động của làng nghề, ngoài ra còn có các phần trình diễn, giới thiệu các công đoạn, các sản phẩm của làng nghề để tạo thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Nhằm tìm hiểu nét đẹp đặc trưng của làng nghề truyền thống cũng như các giải pháp có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề theo hướng bền vững. Đồng thời lưu giữ và giới thiệu tới bạn bè quốc tế những nét đặc trưng, đặc sắc nhất thì chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu, đầu tư và phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể và hiệu quả. Đây là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển Du lịch làng nghề tại Làng Gốm Thanh Hà – Hội An” để làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn tìm hiểu sâu và nghiên cứu hướng đi cho việc phát triển và từ đó đưa ra các giải pháp và chiến lược phát triển khu du lịch tại làng gốm Thanh Hà.

  1. Mục tiêu nghiên cứu
    1.  Mục tiêu chung

Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Thanh Hà – Hội An. Từ đó đưa ra một số giải pháp và chiến lược nhằm phát triển làng nghề truyền thống làng Gốm Thanh Hà – Hội An.

  1. Mục tiêu cụ thể
  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống.
  • Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An.
  • Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho các cơ quan chức năng để thúc đẩy phát triển mô hình du lịch làng nghề tại làng gốm Thanh Hà – Hội An.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Thanh Hà – Hội An.

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về nội dung: tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển và đề xuất giải pháp phát triển du lịch làng gốm Thanh Hà – Hội An.
  • Về không gian: khu vực làng gốm Thanh Hà, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 12/2020 đến tháng 05/2020.
  1. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    1. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành phòng vấn trực tiếp người dân địa phương làng nghề bằng phiếu điều tra (bảng hỏi).

Số lượng mẫu điều tra: 110 mẫu bảng hỏi cho người dân địa phương tại làng nghề.

Đi khảo sát thực tế nhiều lần, tiếp xúc và phát bảng hỏi phỏng vấn người dân làm gốm tại làng nghề để tìm hiểu thêm về tinhg hình hoạt động diễn ra tại làng nghề. Đồng thời kiểm tra tính chính xác của các thông tin thu thập được từ các tài liệu nghiên cứu, từ đó làm tăng tính chính xác và thuyết phục về kết quả nghiên cứu.

  1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu từ sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học, văn bản pháp luật,… có liên quan đến phát triển du lịch tại các làng nghề.

Số liệu sơ cấp: thu thập qua các thông tin từ việc hỏi trực tiếp cán bộ, phỏng vấn nghệ nhân làm gốm, phát phiếu điều tra cho người dân địa phương tại làng nghề gốm Thanh Hà.

Sử dụng thang đo Likert theo 5 mức độ:

1 - Rất không đồng ý

2 - Không đồng ý

3 - Bình thường

4 - Đồng ý

5 - Rất đồng ý

  1.  Phương pháp phân tích và xử lí số liệu

Chọn mẫu điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua việc phát bảng hỏi ngẫu nhiên cho người dân địa phương tại làng nghề gốm Thanh Hà – Hội An.

Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

Trong đó:

n: Quy mô mẫu

N: Kích thước tổng thể, N= 1455 ( Tổng số lượng nhân khẩu đang sinh sống và làm việc tại làng nghề gốm Thanh Hà )

e: Độ sai lệch. Chọn khoảng tin cậy 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1

Áp dụng công thức ta có quy mô mẫu là:

n = 1455 / (1+1455*) = 93,56 (mẫu)

Để tăng tính khách quan của nghiên cứu và dự phòng các bảng hỏi không hợp lệ thì em tiến hành phát ra 110 phiếu điều tra.

Số liệu thu thập từ phiếu khảo sát ý kiến của người dân địa phương được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

Kết cấu và nội dung của bảng hỏi:

Phần 1: Thông tin về người dân: số lượng người dân tham gia du lịch tại làng nghề, lí do, nghề nghiệp, kinh nghiệm làm nghề.

Phần 2: Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm: Các phát biểu để đo lường đánh giá du khách được thể hiện ở thang đo Likert 5 mức độ.

Phần 3: Thu thập thông tin cá nhân của người dân bao gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập.

Thống kê mô tả: Tần suất (Frequencies), phần trăm (Precent), giá trị trung bình (Mean) với ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách.

Quy mô khoảng cách như sau:

Giá trị trung bình

Ý nghĩa

1.00 - 1.80

Rất không đồng ý

1.81 - 2.60

Không đồng ý

2.61 - 3.40

Bình thường

3.41 - 4.20

Đồng ý

4.21 - 5.00

Rất đồng ý

 

 

  1. Phân tích phương sai 1 yếu tố (Oneway ANOVA):

Phân tích ANOVA để xem xét sự khác biệt về ý kiến đánh giá của khách du lịch đã đến tham quan tại làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá theo các nhân tố về các yếu tố độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, địa phương khách đến về điều kiện tổng thể phân phối chuẩn (hoặc phân phối xấp xỉ) với phương sai giữa các nhóm đồng nhất.

Phương pháp phân tích phương sai cho phép so sánh sự khai thác giữa tham số trung bình của hai hay nhiều nhóm trong mẫu để suy rộng ra tổng thể.

Trước tiên, dùng kiểm định Levene’s để kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai mẫu Nếu Sig. của kiểm định này ≥ 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau. Với mức ý nghĩa kiểm định là 95% (α=0,05), nếu phương sai hai mẫu bằng nhau phân tích ANOVA sử dụng được.

Phân tích sự khác biệt ý kiến đánh giá giữa các nhóm khách theo các nhân tố: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập.

Chú thích kiểm định Oneway Anova:

( I ) Sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ:

1 - Rất không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý.

( II ) Mức độ ý nghĩa P

***: P ≤ 0,01 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

**: 0,01 < P ≤ 0,05 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

*: 0,05 < P ≤ 0,1 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

NS (Non – significant): P > 0,1 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

  1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbanch’s Alpha

 Sử dụng hệ số Cronbanch’s Alpha giúp loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu vì các biến rác này có thể tạo ra các nhân tố giả khi phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994).

  1. Phương pháp phân tích so sánh

Để tìm ra những điểm giống và khác nhau của những vấn đề cần nghiên cứu, giúp cho việc phân tích, đánh giá vấn đề một cách toàn diện và chính xác hơn.

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!