SKKN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 (MS: 75 W)

Tải file
SKKN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 (MS: 75 W)
Ngày đăng: 10/01/2024 10:56 AM

Mục Lục

Zalo hỗ trợ tải tài liệu nhanh 0911121893 (mã tài liệu: W:75)

 

 

 

Trang

1.Mở đầu

1.1. Lý do chọn đề tài                                                                                                                                

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

3

2.2. Thực trạng vấn đề

5

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng viết đoạn văn

7

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

18

3. Kết luận, kiến nghị

19

Tài liệu tham khảo

21

Danh mục các SKKN đã được xếp loại

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài.

Ở bậc Tiểu học, trong nhiều môn các em được học, Tiếng Việt là môn khoa học có vai trò quan trọng. Đây là môn học chiếm nhiều tiết học nhất trong một tuần (8 tiết/tuần). Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành nhiều phân môn, mỗi phân môn có mục đích và nhiệm vụ riêng, song đều tập trung phát triển bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết cho học sinh thông qua hoạt động giao tiếp. Trong môn Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp, vận dụng các tri thức, kĩ năng của nhiều phân môn khác. Đây là môn học có vị trí quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Thông qua phân môn này, học sinh không những được rèn luyện bốn kỹ năng Tiếng Việt nói chung mà còn được bồi đắp tư tưởng, tình cảm, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu xa, giả dối, sống có lòng nhân ái, đoàn kết, yêu thương, có tinh thần trách nhiệm…Hơn nữa, với khả năng nhận thức và hiểu biết còn non nớt của học sinh Tiểu học, phân môn này còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho các em.

Khi làm Tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức Tiếng Việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp, và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt yêu cầu của từng kiểu bài. Không những thế, các em còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống và khả năng tư duy của mình để làm được một bài văn đạt hiệu quả. Dạy Tập làm văn là  dạy cho học sinh thực hành nói, viết, tức là tạo cho các em khả năng tạo lập văn bản, giúp các em có khả năng thực hành giao tiếp. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh là rất quan trọng.

Năm học 2018 – 2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3D. Vốn là một giáo viên Toán bậc THCS được cấp trên điều động, thuyên chuyển về dạy Tiểu học, trong thời gian đầu, tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ, bản thân tôi đã kịp thời nắm bắt chương trình, học hỏi phương pháp dạy học từ đồng nghiệp để giảng dạy học sinh hiệu quả. Tuy thời gian làm quen với chương trình Tiểu học chưa nhiều, nhưng qua thời gian công tác gần hai năm, tôi nhận thấy học sinh lớp 3 tôi chủ nhiệm nhiều em còn lúng túng khi làm văn. Với khả năng của các em, trong chương trình, đề văn mới dừng ở viết đoạn kể, tả hoặc điền vào văn bản theo mẫu in sẵn nhưng học sinh vẫn chưa có kĩ năng điền thông tin; đoạn văn hình thức chưa đạt, lỗi chính tả, lỗi câu nhiều; nội dung chưa đảm bảo, thiếu logic… Với các em, viết Văn đúng đã khó chứ chưa nói đến viết hay.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 3 nói riêng, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở, tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong làm văn cho các em. Qua giảng dạy các kiểu bài, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, tôi mạnh dạn chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số biện pháp trong rèn kĩ năng viết đoạn văn kể, tả ngắn cho học sinh lớp 3 “

1.2. Mục đích nghiên cứu.

Khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi mong muốn chia sẻ một kinh nghiệm nhỏ trong dạy kiểu viết đoạn văn kể, tả …cùng đồng nghiệp.

Giúp học sinh nắm được các kĩ năng làm văn, đặc biệt là văn miêu tả, kể chuyện.    Giúp các em biết vận dụng kiến thức tổng hợp từ phân môn Tiếng Việt và kiến thức xã hội, vốn sống, tư duy… để thực hành làm văn hiệu quả.

Rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, thể hiện nhận thức, suy nghĩ của mình trước thực tế .

Xác định chính xác hơn trình độ, năng lực học tập môn Tiếng Việt của học sinh nói chung, năng lực viết đoạn văn nói riêng.

Tìm nguyên nhân và cách khắc phục những khó khăn, cản trở chất lượng học tập môn Tiếng Việt của học sinh, từ đó đưa ra những quyết định cho các giai đoạn và hoạt động dạy - học tiếp theo: Điều chỉnh, hỗ trợ trên các phương tiện, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học…

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

Tôi tập trung nghiên cứu biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn kể,tả ngắn cho học sinh lớp 3.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, tâm lí học và tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài, đặc biệt là nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Tập làm văn lớp 3, nhất là phần văn viết đoạn kể, tả.

Phương pháp điều tra khảo sát tình hình thực tế dạy và học Tập làm văn của giáo viên và học sinh trường TH Quảng Phú;

Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, xử lí số liệu,…

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Ngay từ cuốn Giáo trình phương pháp giảng dạy của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội viết năm 1963, các tác giả đã nhấn mạnh tính chất thực hành của phân môn Tập làm văn. Nhưng nói như cố giáo sư Tôn Thất Tùng: “Lời tuyên bố về lí thuyết thì dễ nhưng thực thi nó thì khác đi”. Một phần do chưa tinh thông lí thuyết trên cơ sở những hiểu biết khoa học xác đáng, một phần là do tính chất phức tạp, mới mẻ của công việc thực hành. Dạy lí thuyết, nói lí thuyết thì hầu như không khó khăn, nhưng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn thì bao giờ cũng là quá trình thử thách nỗ lực và trình độ ứng dụng của người thực hành.

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!