SKKN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT (MS: 106 w)

Tải file
SKKN SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT (MS: 106 w)
Ngày đăng: 14/03/2024 10:02 PM

SỞ GD - ĐT ...............

TRƯỜNG THPT ...............

 

 

 

   

 

                                                                             

                                

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

   

 

    Tên sáng kiến:

 

“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT”

Zalo hỗ trợ tải tài liệu nhanh 0911121893 (mã tài liệu: W:106)

 

 

 

 

     Tác giả sáng kiến: ...............

     Mã sáng kiến:

 

 

 

 

 

 

…………, năm 2022

MỤC LỤC

 

1. Lời giới thiệu……………………………………………………………………1

2. Tên sáng kiến……………………………………………………………………3

3. Tác giả sáng kiến……………………………………………………………….. 3

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến…………………………………………………….. 3

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến…………………………………………………….. 3

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử……………………….. 3

7. Mô tả bản chất của sáng kiến…………………………………………………… 3

8. Những thông tin cần được bảo mật…………………………………………… 19

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ………………………………… 19

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử…………………………………………….. 21

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử lần đầu………… 23

12. Phụ lục…………………………………………………………………………24

13. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………  26

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

 

1. Lời giới thiệu

    1.1. Lí do chọn đề tài

  Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày theo sự phát triển của xã hội, cho nên, địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn, nhiều phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của môn Địa lí. Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Việc thay đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng hiện đại, tích hợp liên môn thôi là chưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới người thầy, đổi mới phương pháp giảng dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu, cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng chính là đổi mới người thầy, biến những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông tin đơn giản, dễ tiếp thu. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục với mô hình “lấy học sinh làm trung tâm” là mục tiêu quan trọng mà toàn ngành đang ưu tiên hướng tới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho tương lai.

Trong quá trình nhận thức của con người sự hứng thú giữ vai trò hết sức quan trọng. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, luật giáo dục có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Một khi các em đã có hứng thú, có niềm vui sẽ tạo cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Do đó việc tổ chức trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp là những hình thức phong phú hỗ trợ tích cực cho học tập của học sinh. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá, ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn. 

Đối với học sinh lớp 12, lượng kiến thức rất nhiều, lại liên quan đến thi tốt nghiệp Trung học phổ thông nên nhiều học sinh cảm thấy sợ, thậm chí nhiều giáo viên cũng không cảm thấy nhiệt tình vì phải giúp học sinh ghi nhớ lượng kiến thức rất nhiều đó. Bắt đầu từ năm 2017, thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc nghiệm, kiến thức kiểm tra  được trải rộng trên tất cả các chủ đề trong chương trình địa lí 12 và các kĩ năng phổ biến như đọc Atlat, phân tích biểu đồ, bảng số liệu… Với hình thức thi mới này, cách học và cách ôn tập của học sinh cũng thay đổi, do đó, việc thực hiện các cách thức dạy học, ôn tập theo hướng cô đọng, ngắn gọn và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo được các kiến thức trọng tâm cho học sinh là một trong những cách thức của nhiều giáo viên hướng tới.

Xuất phát từ việc thay đổi lớn lao trong kì thi THPT, từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” cho sáng kiến kinh nghiệm năm 2019 nhằm góp thêm một giải pháp, một cách làm giúp học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn Địa lí, giúp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn mỗi khi giảng dạy và ôn tập chương trình địa lí 12.

    1.2. Mục đích

          Làm đa dạng về phương pháp dạy học và cách thức tiến hành.

  Nhằm đem lại hiệu quả dạy học bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Và làm môn Địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý hơn.

  Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp giúp giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tính chủ động, tích cực trong học tập.

    1.3. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

  Đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn địa lí lớp 12-  THPT.

  Sử dụng trò chơi học tập được áp dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy học bộ môn địa lí nói chung và trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT nói riêng. Việc sử dụng các trò chơi học tập trong giảng dạy Địa lí 12 giúp cho giáo viên có nhiều lựa chọn trong khâu thiết kế bài dạy, đa dạng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập bộ môn. Vai trò của người thầy trong tiết dạy được nâng cao, dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức và học bài nhớ bài lâu hơn. Có những tiết dạy in đậm trong tiềm thức học sinh, là hành trang tri thức theo học sinh suốt cả cuộc đời.

2. Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT”.

3. Tác giả sáng kiến

    - Họ và tên: ...............

    - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT ...............- TX Phúc Yên

    - Số điện thoại: 0388 205 688                    

    - Email: tranthiuthue.gvbentre@vinhphuc.edu.vn

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

    Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT ...............về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực ngiệm sáng kiến.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

    - Phạm vi: Đề tài tập trung tìm hiểu việc sử dụng các trò chơi học tập được áp dụng cụ thể vào các bài học trong chương trình Địa lí 12 – THPT.

    - Đối tượng: Đề tài được nghiên cứu ở đối tượng là học sinh khối lớp 12. Sử dụng trò chơi trong giảng dạy Địa lí lớp 12 – THPT giúp học sinh học tập tích cực hơn.

    - Địa điểm: Trường THPT Bến Tre, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

     “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” được dạy thực nghiệm từ ngày 6/9/2018 đến 31/12/2018 tại trường THPT Bến Tre, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc.

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

    7.1. Về nội dung của sáng kiến

     7.1.1. Những điều kiện cho việc nghiên cứu

            Tôi lựa chọn trường THPT ...............vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu:

                        + Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục.

                        + Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.

                        + Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 12, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

                        + Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ động. Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.

    7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp

          Bước 1: Xác nhận vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến

                   - Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT

                   - Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Địa lí 12 THPT

          Bước 2: Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT

          * Quan niệm về trò chơi địa lí:

                   Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái....

                   Trò chơi địa lý trong dạy và học ở trường THPT là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kỹ năng địa lý của học sinh. Ngoài ra, trò chơi địa lý còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Và đối với các em học sinh, môn Địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý hơn.

          * Nguyên tắc thực hiện trò chơi địa lí:

                   Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:

                             - Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người cùng tham gia.

                             - Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán...

                             -  Giáo dục chiều sâu: Thông qua các trò chơi giúp cho các em học sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực.

                   Để thực hiện trò chơi địa lý cần thực hiện những nguyên tắc sau:

                             - Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và không gian, thời gian thực hiện.

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!