SKKN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT - (MS: 109 W)

Tải file
SKKN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT - (MS: 109 W)
Ngày đăng: 14/03/2024 10:13 PM

SỞ GD&ĐT ............

Đơn vị: Trường THPT ............

˜& ™

                                                                   Mã số:…………………..

 

 

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 

ĐỀ TÀI:

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT   

 

 

Người thực hiện: ............

Lĩnh vực nghiên cứu

- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý

- Lĩnh vực khác

 

 

 

 

 

 

 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sang kiến kinh nghiệm

            Mô hình                        Đĩa CD(DVD)                         Phim/ảnh                     Hiện vật khác

 

 

 

 

 

Năm học: 20….- 20….

 

 

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

š&›

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1. Họ và tên: ............

2. Ngày tháng năm sinh: ……………………….

3. Nam    ,          Nữ

4. Địa chỉ:  Khu 10 - Thị trấn Tân Phú - Đồng Nai

5. Điện thoại: …………………………………..

6. Fax……………………….         Email: …………………………

7. Chức vụ: Giáo viên

8. Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp, giảng dạy địa lý 10,11.

9. Đơn vị công tác: Trường THPT ............

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (Hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: …………………

- Chuyên ngành đào tạo: Địa lý

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: 0 năm

- Số năm có kinh nghiệm: 0 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây: Không có

 

 

DUYỆT CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

 

 

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ

Ở TRƯỜNG THPT

 

I. Lý d chọn đề tài

Trong khoản 2, Điều 28, Luật giáo dục năm 2005 quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Vậy tác động đến tình cảm, niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh là vấn đề giáo viên chúng ta cần phải quan tâm đầu tiên.

Đối với bộ môn Địa lý nói chung và Địa lý ở trường THPT có thể áp dụng nhiều phương pháp như thuyết trình, đóng vai, đàm thoại gợi mở hoặc trò chơi địa lý... để gây hứng thú học tập và tác động đến tình cảm, niềm vui của học sinh. Trong đó, trò chơi địa lý không chỉ tạo hứng thú học tập, nâng cao tình cảm, niềm vui mà hoạt động này còn có tác dụng mở rộng, nâng cao hiểu biết về bộ môn Địa lý và các kỹ năng hoạt động theo nhóm, tập thể. Bên cạnh đó, trò chơi địa lý còn là phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Trong quá trình tham gia giảng dạy hoạt động ngoại giờ lên lớp và dạy học Địa lý, tôi nhận thấy chương trình Địa lý ở trường THPT có thể tiến hành các trò chơi địa lý nhằm củng cố kiến thức, khắc sâu kiến thức địa lý và giúp cho tiết học thêm sinh động. Qua thực tiễn và tham khảo tài liệu tôi xin mạnh dạn đề xuất một số trò chơi địa lý có thể ứng dụng trong dạy và học Địa lý ở trường THPT (khối 10 và 11).

II. Tổ chức thực hiện đề tài

1. Cơ sở lý luận

1.1 Quan niệm về trò chơi

Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Ngoài ra, trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu quả trong giáo dục thanh thiếu niên.

Tóm lại: Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái....

1.2 Quan niệm về trò chơi địa lý

Trò chơi địa lý trong dạy và học ở trường THPT là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kỹ năng địa lý của học sinh. Ngoài ra, trò chơi địa lý còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Và đối với các em học sinh, môn Địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý hơn.

1.3 Nguyên tắc thực hiện trò chơi địa lý

Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:

- Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả mọi người cùng tham gia.

- Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán...

- Giáo dục chiều sâu: thông qua các trò chơi giúp cho các em học sinh nhận thức được tinh thần ............, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực.

Để thực hiện trò chơi địa lý cần thực hiện những nguyên tắc sau:

- Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và không gian, thời gian thực hiện.

- Nội dung trò chơi là nội dung địa lý hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý.

- Trò chơi địa lý tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trò, tính tích cực, sáng tạo của các cá nhân học sinh.

1.4 Đặc trưng và hình thức của trò chơi

1.4.1 Đặc trưng

Trò chơi địa lý có hai đặc trưng quan trọng

- Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình địa lý THPT, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lý bậc THPT, vừa phải có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về bộ môn địa lý của học sinh.

- Trò chơi địa lý phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh.

1.4.2 Hình thức

Hình thức trò chơi rất đa dạng, phong phú. Tùy vào quy mô, đối tượng học sinh, chương trình địa lý ở các khối lớp khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi phù hợp với học sinh.

- Quy mô nhỏ (số lượng học sinh trong lớp học - 1 lớp, không gian tổ chức là lớp học): chúng ta có thể tổ chức trò chơi mang tính cá nhân, nhóm nhỏ 5-10 học sinh trong một lượt chơi như: Ai nhanh hơn, đối đáp, giải ô chữ, câu hỏi ba dữ kiện, tôi là nhà thông thái...... Đây là những trò chơi giáo viên có thể tổ chức trong lớp học, thời gian thực hiện ngắn, trong vài phút củng cố bài, trong những tiết học có nội dung bài học dễ hiểu và ngắn hoặc trong tiết ôn tập địa lý.

- Quy mô lớn (số lượng học sinh đông): chúng ta có thể tổ chức những trò chơi, hoạt động ngoại khóa có quy mô lớn như: Lễ hội địa lý, CLB địa lý.....Đây là những hình thức tổ chức trong phòng lớn (hội trường) và ngoài trời, thời gian thực hiện khá dài.

Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng hình thức trò chơi nhỏ trong không gian lớp học với số lượng học sinh khoảng 35 - 40 em. Do đó, trong bài viết này tôi xin phép trình bày nội dung chủ yếu là một số trò chơi nhỏ.

2. Biện pháp thực hiện

2.1 Một số trò chơi nhỏ

2.1.1 Trò chơi Ai nhanh hơn

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!