Trọn bộ giáo án địa lí lớp 6 – Chân trời sáng tạo (MS: 73 W)

Tải file
Trọn bộ giáo án địa lí lớp 6 – Chân trời sáng tạo (MS: 73 W)
Ngày đăng: 12/01/2024 05:54 PM

Zalo hỗ trợ tải tài liệu nhanh 0911121893 (mã tài liệu: W:73)

 

BÀI MỞ ĐẦU - TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

Môn học: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

Tuần 1 – Ngày 2 tháng 9 năm 2023

I. MỤC TIÊU :

Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6.

- Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.

- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam nếu có

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự  nhiên

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học

- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Thiết bị dạy học:

quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.

- Học liệu: sgk, sách thiết kế địa lí 6 tập 1

2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

 
  Description: C:\Users\HP\OneDrive\Desktop\Screenshot_7.png


Description: C:\Users\HP\OneDrive\Desktop\Screenshot_4.png- GV trình chiếu hình ảnh thời tiết nắng, bản đồ:

 

                                                                                        

                             Nắng                                                            Bản đồ

- GV dẫn dắt vấn đề: Các hiện tự nhiên quen thuộc như mưa, nắng, tuyết rơi,…các em đã được học ở chương trình Tiểu học. Lên THCS, những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có nắng? Tại sao Việt Nam thường không có tuyết rơi nhưng ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nam Cực tuyết lại phủ đầy quanh năm? Bản đồ là gì, cách xem bản đồ hay quả địa cầu như thế nào? Tất cả các câu hỏi này, các em sẽ có được những câu trả lời qua các bài học môn Địa lí. Những mong muốn, khó khăn hay sự tò mò, thắc mắc của các em về môn Địa lí chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp. Chúng ta cùng vào bài học đầu tiên: Bài mở đầu - Tại sao cần học Địa lí?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự lí thú của việc học môn Địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu môn số lí thú của việc môn địa lí như: biết được tại sao người dân vùng biển lại ra khơi vào chiều muộn, các hiện tượng địa lí được giải thích qua những câu ca dao, tục ngữ.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung mục I Sự lí thú cuả việc học môn Địa lí SHS trang 111.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?

+ Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí?

 

- GV trình bày thêm một số điều lí thú khác trên khắp thế giới như: Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt; có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống. Trong cùng một thời điểm ở hai địa điểm khác nhau có cảnh sắc khác nhau, trong khi tháng 6 ở Pháp là mùa hạ thời tiết nóng, cây cối xanh tốt, mùa các loài hoa nở, thì ở Ô-xtrây-li-a thời tiết lại lạnh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự lí thí của việc học môn Địa lí

- Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì: họ đã quen với “nhịp điệu” của thiên nhiên. Họ ra khơi vào chiều muộn và trở về với thuyền đầy ắp cá vào sáng sớm hôm sau.

- Từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày và sự hiểu biết về kiến thức địa lí, cha ông ta đã đúc kết, rút ra được những bài học kinh nghiệm và thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” hay “Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”...

 

Hoạt động 2: Vai trò của Địa lí trong cuộc sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết câu chuyện cậu bé Tiu-li Xmit tránh được sóng thần nhờ kiến thức Địa lí; một số vai trò quan trọng của địa lí trong cuộc sống.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

Đang tải...
Tải file
Bài viết khác:
0
Alert: Content is protected !!